Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

HOA CUỘC SỐNG

“Đại khí vãn thành”: Đừng vội nản lòng khi thành tựu chờ hoài chưa tới

Trong Đạo Đức Kinh có câu: “Đại phương vô ngung; đại khí vãn thành; đại âm hi thanh; đại tượng vô hình”. “Đại khí vãn thành” nguyên ý chính là chỉ muốn làm thành được một đồ vật lớn thì cần phải có thời gian tương đối dài.

                 
                               "ĐẠI KHÍ VÃN THÀNH"                               

   Câu nói này sau được dùng để ví với người có tài, ý nói càng là người có tài năng lớn thì thành công, thành danh càng trễ, cũng có ý nói rằng một người có khả năng gánh vác trọng trách thì cần phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, vì thế mà thành tựu đến tương đối muộn.

Vl1
   Tri thức, tài năng của một người không phải ngay từ khi sinh ra đã có sẵn. Tuy rằng con người có tư chất thông minh tự nhiên nhưng để sử dụng tư chất đó trong cuộc sống thì vẫn cần phải trải qua một quá trình học tập và tích lũy. Ngoài ra, việc thi triển tài năng của một người, ngoài sự cố gắng của tự thân, thì còn cần phải có yếu tố bên ngoài là “cơ hội”. Nguyên nhân bên trong là mấu chốt, nguyên nhân bên ngoài là điều kiện. Những ví dụ về người “đại khí vãn thành” trong lịch sử là rất nhiều.

 Vào những năm cuối thời Đông Hán, có một người tên là Thôi Diễm, lúc nhỏ chỉ thích thương kiếm, không thích đọc sách. Tới khi hơn 20 tuổi, Thôi Diễm mới bái sư học tập. Thôi Diễm vốn thông minh lại trải qua quá trình chăm chỉ học tập cuối cùng trở thành người văn võ song toàn.

Vl2
                      Thôi Diễm có người em tên là Thôi Lâm, lúc nhỏ không thích nói chuyện với ai (Minh họa)

   Thôi Diễm có người em tên là Thôi Lâm, lúc nhỏ không thích nói chuyện với ai, thoạt nhìn như đần độn. Vì thế rất nhiều người đều xem thường anh ta, còn nói rằng anh ta tương lai chỉ là đồ vô dụng. Nhưng Thôi Diễm nói: “Những người đại tài cần phải có thời gian rất lâu mới hiển lộ ra, chờ Thôi Lâm lớn lên, khẳng định có thể thành người đại tài”. Về sau, Thôi Lâm quả nhiên làm đến chức Tư Không thời Ngụy Văn Đế, còn được phong làm An Dương Hầu.

   Thời Bắc Tống, danh quan Lữ Mông Chính sinh năm 946, mất năm 1011. Lúc còn nhỏ, gia cảnh của ông bần hàn phải theo mẹ sống cuộc sống lưu lạc, ăn xin. Nhưng ông vẫn ở trong hoàn cảnh khắc khổ mà ra sức học tập nên bị nhiều người châm biếm, chế giễu. Lữ Mông Chính tin rằng phúc lộc của một người là đã được chú định sẵn trong mệnh của người ấy, chỉ là thời cơ chưa tới mà thôi. Bởi vậy, ông quyết chí thề không thay đổi.

   Về sau, quả nhiên Lữ Mông Chính thi đỗ trạng nguyên, làm tới chức Thừa tướng nhà Tống. Từ cuộc đời mình, Lữ Mông Chính thể hội sâu sắc được đạo lý “đại khí vãn thành”. Ngay lời mở đầu bài  “Phá diêu phú”, Lữ Mông Chính viết: “Trời có lúc mưa gió không lường trước được, người có lúc họa phúc sớm chiều”. Đồng thời, ông còn viết: “Con người sống trên đời, giàu sang không thể phóng túng dâm loạn, nghèo hèn không thể thay đổi”. Bản tính khoan dung chất phác, đạo làm quan ngay thẳng chính trực của Lữ Mông Chính đáng giá để hậu nhân học tập.

   Nói về người “đại khí vãn thành”, Khương Tử Nha có lẽ cũng là một ví dụ điển hình. Ông là nhà quân sư nổi tiếng thời cổ đại. Tổ tiên của Khương Tử Nha là dòng dõi quan lại thời vua Nghiêu vua Thuấn. Tuy rằng tổ tiên của Khương Tử Nha từng làm quan lớn nhưng đến lúc ông ra đời thì gia cảnh lại suy tàn, lâm vào nghèo khó. Để kiếm sống, Khương Tử Nha từng bện giày cỏ bán, bán thịt, bán rượu lấy tiền. Mặc dù sống trong nghèo khó nhưng ý chí của ông lại lớn lao vô cùng. Ông khắc khổ học tập, thủy chung nghiên cứu đạo trị quốc hưng bang, chờ cơ hội để thi triển tài năng.

Vl3
   Năm 72 tuổi, Khương Tử Nha ở bên sông Vị Thủy câu cá thì gặp được Chu Văn Vương

   Năm 72 tuổi, Khương Tử Nha ở bên sông Vị Thủy câu cá thì gặp được Chu Văn Vương đang cầu hiền tài. Chu Văn Vương bái ông làm thái sư. Ông trung thành phò tá Chu Văn Vương, giúp Chu Văn Vương chế định ra quốc sách. Sau khi Chu Văn Vương qua đời, Chu Vũ Vương lên kế vị đã tôn Khương Tử Nha làm Thượng phụ. Trong 11 năm Chu Vũ Vương dấy binh phạt Trụ, Khương Tử Nha là thống soái giành được chiến thắng nhiều nhất. Sau khi nhà Chu thành lập, bởi vì là khai quốc công thần nên Khương Tử Nha được phong cho đất Tề. Cho nên, Khương Tử Nha cũng là người khai sáng ra văn hóa nước Tề.

   Tô Tuân, cha của Tô Đông Pha cũng là người “đại khí vãn thành”. Tô Tuân sinh năm 1009, mất năm 1066, là nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, có sở trường làm văn xuôi. Thuở thiếu thời, Tô Tuân có học hành nhưng chỉ qua loa, và thường đi rong chơi đây đó. Đến năm 27 tuổi, Tô Tuân thi cử nhân nhưng không đạt. Lúc này ông mới tỉnh ngộ, nỗ lực đọc sách. Trải qua hơn 10 năm dụng tâm đọc sách, Tô Tuân mang theo con trai Tô Thức và Tô Triệt đến kinh thành, được Âu Dương Tu tán thưởng. Sau Tô Tuân nhậm chức Hiệu thư lang, để lo việc biên tập, sửa sang các sách cổ cho Hoàng đế và chủ trì việc biên soạn bộ sách lớn là “Thái Thường nhân cách lễ nhất bách quyển”.

   Có thể thấy, những người “đại khí vãn thành”, có tài nhưng thành đạt muộn, họ sở dĩ có thể trở thành người tài, gánh vác được trọng trách, điểm mấu chốt chính là phải không ngừng cố gắng, kiên trì với chí hướng của mình, không vì thấy thành tựu chưa tới mà nản chí nản lòng, buông tha. Càng là sự nghiệp lớn thì càng cần phải bỏ ra công sức nhiều và thời gian lâu dài mới có thể đạt được.
 

Theo TTVN – An Hòa
 

Các tin khác