Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

TIN PHONG THỦY

ÂM NHẠC với NGŨ HÀNH

  Thế giới âm thanh và tiếng động bao quanh chúng ta rất bao la phong phú. Người ta lắng nghe âm thanh của thiên nhiên như tiếng rì rào của lá cây trong gió, tiếng chim kêu trong đại ngàn, tiếng sấm rền như tiếng trống, tiếng rì rào êm dịu của dòng nước… và mô phỏng nó bằng những dụng cụ thô sơ nhất qua những vật dụng trong đời sống.     Âm nhạc đã hình thành như thế, ngay từ thời tiền sử.Ở thời Hy Lạp cổ đại, Pythagore (582-493 trước CN) đã phát hiện “ngũ độ tương sinh” hay còn gọi là vòng quãng 5, tức là các âm bậc lần lượt theo quãng 5 từ thấp lên cao.

   Thế giới âm thanh và tiếng động bao quanh chúng ta rất bao la phong phú. Người ta lắng nghe âm thanh của thiên nhiên như tiếng rì rào của lá cây trong gió, tiếng chim kêu trong đại ngàn, tiếng sấm rền như tiếng trống, tiếng rì rào êm dịu của dòng nước… và mô phỏng nó bằng những dụng cụ thô sơ nhất qua những vật dụng trong đời sống. 

   Âm nhạc đã hình thành như thế, ngay từ thời tiền sử.Ở thời Hy Lạp cổ đại, Pythagore (582-493 trước CN) đã phát hiện “ngũ độ tương sinh” hay còn gọi là vòng quãng 5, tức là các âm bậc lần lượt theo quãng 5 từ thấp lên cao.

   Ở Trung Hoa, từ khoảng năm 2500 trước CN có học giả Linh Luân đã sáng chế hệ thống ngũ cung mà mỗi tên tượng trưng cho mỗi giai cấp trong xã hội, từ vua cho tới dân. Vào năm 1058 trước CN, triều đình nhà Chu ở Trung Hoa đã thành lập Bộ Lễ nhạc và đã sử dụng năm âm ‘Cung Thương Giốc Chủy Vũ’ để hình thành thang âm ngũ cung. Hệ thống lễ nhạc cung đình nhà Chu trở thành mẫu mực cho lễ nhạc cung đình Trung Hoa mà sau này gọi là nhã nhạc. Thời Chiến quốc (thế kỷ 4 trước CN), Quản Tử cũng phát hiện luật “tam phân tổn ích” tương tự ngũ độ tương sinh. Thời Hán Nguyên đế (thế kỷ I trước CN) Khổng giáo được khôi phục, nhã nhạc đã trở thành luật, song nhã nhạc thời Chu đã thất truyền nên phải sáng chế nhã nhạc mới từ âm nhạc dân gian và cả âm nhạc ngoại tộc.

   NGŨ CUNG trong thang âm phương Tây là Fa Sol La Do Re; Trung Hoa gọi là ‘Cung – Thương - Giốc - Chủy – Vũ’, người Trung Hoa gọi thang âm này là cung hoàng chung; ở ta gọi là ‘Xang – Xê – Công – Liu – Ú’. Nếu Fa là ‘Cung’ thì Do là ‘Chủy’, chủy nghĩa là bậc âm sáng chói, kêu như tiếng loa vang (dominante). Theo một số học giả Trung Quốc, việc phân chia âm nhạc theo ngũ hành căn cứ vào tên gọi và độ số của hệ Nhị thập bát tú (28 vị sao). Sách "Nhạc ký" cho rằng Cung là trung cung - trung tâm của Nhị thập bát tú nên Cung là vua (quân) trong các nốt nhạc, tiếp theo Thương là bề tôi (thần), Giốc là dân, Chủy là sự việc, Vũ là vạn vật. Âm nhạc viết cho đế vương phải lấy Cung (Do trưởng) làm phép tắc, bởi Thổ thông bốn hướng, thống lãnh trung cung, chi phối vạn vật.

Âm thanh

Fa

Sol

La

Do

Re

Ký hiệu

F

G

A

C

D

Ngũ cung

( )

Cung

( )

Thương

( )

Giốc

( )

Chủy

( )

Dân tộc

Xang

Công

Liu

Ú

Ngũ hành

Thổ

Kim

Mộc

Hỏa

Thủy

Ngũ Tạng

Tỳ

Phế

Can

Tâm

Thận

Cảm xúc

Lo lắng

U buồn

Giận dữ

Vui mừng

Sợ hãi

Tinh tú

Saturn

Venus

Jupiter

Mars

Mercury

 

   Trong chữ Hán, chữ “Dược” (藥) xuất phát từ chữ “Nhạc” (樂). Nó phản ánh một điều khó tin nhưng có thực: Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh. Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định cũng có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ “Thảo” (艹), tức là cỏ cây, lên trên chữ “Nhạc”. Từ đó chữ “Dược” ra đời.

先樂後藥德音雅樂有奇效| 甲骨文| 音樂| 治病| 新唐人中文電視台在線

 

   Theo “Hoàng Đế nội kinh”, cuốn sách y dược có hệ thống đầu tiên của Trung Y cổ truyền, thang âm ngũ cung trong âm nhạc Trung Hoa truyền thống là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ, có mối tương đồng rất rõ ràng với ngũ tạng của cơ thể. Do đó, chúng nuôi dưỡng và tiếp thêm năng lượng cho các hệ cơ thể khác nhau và cải thiện các trạng thái cảm xúc, tinh thần khác nhau.

  BreakLine-1.png

 

  Chúng ta đều biết rằng, sự vận động của vạn vật trong vũ trụ là sự dao động và cộng hưởng của các hạt (hạt vật lý, còn gọi là 'lạp tử', tiếng Anh là 'particle'). Sự dao động và cộng hưởng của các hạt tạo ra tần số dao động.

  Điều tương tự cũng xảy ra với các hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta, chúng cũng có tần số rung riêng, đồng thời có tần số cộng hưởng với vũ trụ.

  Đơn vị biểu thị tần số dao động này là Hz. Dải tần số rung động của âm thanh mà tai người có thể nghe được trong một giây là từ 20 Hz đến 20.000 Hz.

  Cơ sở của âm nhạc truyền thống cổ xưa được kiến lập dựa trên dải tần của thang âm từ 174 Hz đến 963 Hz. Người xưa cho rằng, những âm tần này có thể có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.

  Nếu chúng ta quay trở lại thế kỷ thứ 8, sẽ thấy rằng về các bài thánh ca Gregorian được hát bởi các tu sĩ thời Trung cổ, còn cả những bài thánh ca bằng tiếng Phạn của Ấn Độ, tần số của chúng đều giống hệt với các bài thánh ca đơn âm (Mono) của Công giáo La Mã (Mono là âm thanh phát ra từ một nguồn duy nhất, người nghe sẽ cảm nhận được rằng âm thanh ấy đang được phát ra từ một tụ điểm trong không gian).

  Nếu chúng ta quay trở lại thế kỷ thứ 9 và thứ 10, sẽ thấy loại thang âm cổ xưa này đã vô cùng thịnh hành trong các tu sĩ Cơ Đốc hay các nhà sư tiếng Phạn ở Ấn Độ.

  Trong thập niên 1950, nhạc sĩ người Mỹ gốc Đức – Tiến sĩ Willie Appel, đã viết cuốn sách tên là "Tuyển tập lịch sử âm nhạc" (Historical Anthology of Music). Cuốn sách này tập trung rất nhiều vào âm nhạc thời Trung cổ và thời Phục hưng. Thời trẻ, Tiến sĩ Appel nghiên cứu toán học. Sau Thế chiến I, ông bắt đầu quan tâm đến âm nhạc và trở thành một nhạc sĩ toàn thời gian.       Năm 1936 sau khi lấy bằng Tiến sĩ, ông di cư sang Hoa Kỳ và lần lượt giảng dạy tại Đại học Harvard và Đại học Indiana. Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Appel phát hiện rằng, ông Guido d'Arezzo có lẽ là người đầu tiên phát minh ra thang âm sau khi cải biên một bài thánh ca (Hymn) do một tu sĩ viết về Thánh John the Baptist vào thế kỷ thứ 8.

  Về tần số ban đầu của các nốt trong bài thánh ca này, các nhạc sĩ và nhà khoa học ngày nay đã thử nghiệm và phát hiện rằng, chúng là các tần số 396 Hz (Do), 417 Hz (Re), 528 Hz (Mi), 639 Hz (Fa), 741 Hz (Sol) và 852 Hz (La).

BreakLine-1.png

 

   Dụng thần bát tự là một dạng năng lượng ngũ hành giúp ta cân bằng các hành trong ngũ hành bản mệnh để cuộc sống an lành, thịnh vượng và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong rất nhiều phương pháp cải vận theo dụng thần Bát Tự, một hình thức bổ sung năng lượng dụng thần mà ít người biết đến, đó là âm thanh. Như đã biết, chúng ta tương tác với thế giới xung quanh bằng 5 giác quan và những thông tin, năng lượng đi qua 5 giác quan này là những tác động có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống mỗi chúng ta. Có thể nói âm nhạc cũng là một trong những loại "pháp khí năng lượng" phong thủy hết sức lợi hại, có thể hóa giải hiệu quả nhiều loại sát khí, đồng thời điều tiết tâm - sinh lý, trị bệnh, tăng cường năng lượng sức khỏe cho con người...

   Dụng thần Bát tự của bạn là gì? hay nói một cách khác là năng lượng trong ngũ hành mà bạn cần là hành nào thì nên nghe giai điệu có cung âm tương ứng với nó để kích hoạt năng lượng tinh thần trong bạn.

   Hãy cùng trải nghiệm những giai điệu âm thanh theo các cung trong dòng nhạc cổ điển dưới đây.  Hãy lắng nghe và cảm nhận để xem chúng có mang đến cho bạn những rung động giúp bạn phát triển tư duy, sáng suốt hơn không nhé!
Idea

1/ Giai điệu thuộc cung Fa tương đương tần số dây "Cung" trong phương Đông và năng lượng ngũ hành là "Thổ"

2/ Giai điệu thuộc cung Sol tương đương tần số dây "Thương" trong phương Đông và năng lượng ngũ hành là "Kim"

3/ Giai điệu thuộc cung La tương đương tần số dây "Giốc" trong phương Đông và dụng thần Bát Tự là "Mộc"

3/ Giai điệu thuộc cung Đô tương đương tần số dây "Chủy" trong phương Đông và năng lượng ngũ hành là "Hỏa"

 

3/ Giai điệu thuộc cung Rê tương đương tần số dây "Vũ" trong phương Đông và năng lượng ngũ hành là "Thủy"

 

 

 

   Pio Recorder Sound Wave | Sound waves design, Sound waves, Music wavesBài viết tham khảo 

  Tần Số Solfeggio & Các Rung Động Của Tâm

Tần Số Solfeggio & Các Rung Động Của Tâm

     
  Ý Nghĩa Nobel Y Học 2017 Nhịp Sinh Học

Ý Nghĩa Nobel Y Học 2017 Nhịp Sinh Học

     
  Loại nhạc bạn thích nói lên Tính Cách của bạn?

Loại nhạc bạn thích nói lên Tính Cách của bạn?

     
  Hành Trình Khám phá Bản Thân

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ BẢN THÂN

 

 

15/4/23

 

 

 

Các tin khác