Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

TAM TÀI THIÊN ĐỊA NHÂN - TX32

TAM TÀI THIÊN ĐỊA NHÂN

Trong lịch sử văn hóa nhân loại, phương Đông và phương Tây đều đã có những cách tiếp cận riêng của mình dưới những góc nhìn khác nhau đối với phát triển bền vững. Trong đó, có triết thuyết Thiên - Địa - Nhân của phương Đông, còn gọi là thuyết Tam Tài.

TX32

liên hệ

Đặt mua

TAM TÀI "THIÊN - ĐỊA - NHÂN"
 
   Triết lý Thiên - Địa - Nhân bắt nguồn từ rất sớm trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa. Theo Kinh Dịch cũng như lời bàn của Chu Hy sau này, trong mỗi quẻ đơn Bát quái đều có ba vạch biểu hiện Tam Tài (ba cõi), sau phát triển thành các quẻ kép 6 hào (hai hào trên là Thiên, hai hào giữa là Nhân, hai hào dưới là Địa).
   Lão Tử viết trong Đạo Đức Kinh: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên” (Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên).
   Đổng Trọng Thư, chủ soái Hán Nho đã hình thành thuyết “Thiên Địa Vạn Vật đồng nhất thể” và “Thiên Nhân tương dữ” nói về tính thống nhất và mối liên hệ khăng khít của vũ trụ: “Trời, Đất và Người là nguồn gốc của vạn vật. Trời sinh ra vạn vật, Đất nuôi chúng, Người hoàn thành chúng.” (Thiên Địa Nhân, vạn vật chi bản dã. Thiên sinh chi, Địa dưỡng chi, Nhân thành chi). Theo đó, Thiên là bầu trời, ông Trời, các hiện tượng thiên nhiên, Địa là mặt đất với giới tự nhiên, vạn vật. Nhân là con người, cộng đồng xã hội người.
  Trong cụm từ Thiên - Địa - Nhân, Người đứng ở vị trí thứ ba, nhưng thực ra tồn tại giữa Trời và Đất, có liên hệ tương tác thuận nghịch chặt chẽ với trời đất, vạn vật, xã hội. Quy giản theo những thuật ngữ hiện đại, chúng ta có chùm ba khái niệm: “Thiên nhiên - Xã hội - Con người”, hoặc đúng hơn là “Con người - Xã hội - Thiên nhiên”.
Triết lý Thiên - Địa - Nhân bao hàm hai nội dung cốt lõi. Thứ nhất, ba thành tố của nó thống nhất về bản chất, chuyển hóa lẫn nhau. Thứ hai, ba thành tố đó có tương tác mạnh mẽ tới nhau theo chiều nghịch hoặc thuận, hướng tới một trật tự hài hòa. Đó chính là sự vận động âm - dương của đạo Trời, đạo Đất và đạo Người. Có thể coi triết lý Thiên - Địa - Nhân là một học thuyết nhất nguyên lưỡng cực, tương tự như các định luật chuyển hóa và bảo toàn năng lượng trong vật lý học hoặc quy luật thống nhất - mâu thuẫn trong phép duy vật biện chứng của phương Tây.
   Theo thuyết Tam Tài, Thiên Địa Nhân đề cập đến sự chi phối của trời đất và thiên nhiên đối với con người cụ thể như sau:
 
 Celtic Yin Yang by JaanasArtwork on DeviantArt– Thiên: Thiên là khoảng không vũ trụ ngoài trái đất, nói theo một cách khác, đó chính là sự ảnh hưởng của không gian trong thời điểm xảy ra của sự việc. Trong hệ thước đo Can Chi của Phương Đông, đó chính là Thiên can, là tọa độ không thời gian được thể hiện ở 10 vị trí: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Trong Thiên có ba yếu tố hợp thành, đó là các ảnh hưởng của Nhật (mặt trời); Nguyệt (mặt trăng); Tinh (các vì tinh tú). Vạn vật con người chuyển dịch trong không gian theo 10 thiên can, được Nhật, Nguyệt, Tinh chiếu vào tác động ảnh hưởng từ thời điểm lúc chúng ta được sinh ra cho đến các hành trình vận thế trong cuộc đời, do vậy yếu tố năm, tháng, ngày, giờ sinh được người xưa cho là có thể quyết định được vận mệnh của từng người.
 Celtic Yin Yang by JaanasArtwork on DeviantArt– Địa: Địa chính là môi trường tự nhiên trên bề mặt trái đất tác động đến con người. Địa chi là tọa độ thời điểm ảnh hưởng của địa khí, của môi trường hoàn cảnh tác động đến con người, chúng được thể hiện ở 12 vị trí thời gian trong năm, tháng, ngày, giờ gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Địa được cấu thành bởi 3 yếu tố là thủy, hỏa, phong. Từ yếu tố Địa này, người xưa hình thành nên môn địa lý phong thủy dùng để xem xét sự vận động hài hòa của thủy hỏa phong, nếu mất cân bằng trong vận động của ba yếu tố này ở một địa điểm mà một người đang sinh sống thì người đó sẽ gặp trở ngại và tai họa.
 Celtic Yin Yang by JaanasArtwork on DeviantArt– Nhân: Phản ánh chủ thể con người với các mối quan hệ xã hội. Nó thể hiện ở lối sống của mỗi người, bao gồm: Thiện – ác, nhân nghĩa – cường bạo, chân thành – dối trá, thật thà – gian xảo… Con người bao giờ cũng mơ ước có được đầy đủ ngũ phúc như: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
  Ba yếu tố này tương tác lẫn nhau, con người muốn tồn tại, sinh sống bình thường phải có sự cân bằng giữa bản thân với thiên - địa, với xã hội đang sống. Không gian Thiên Địa Nhân là không gian Dịch, là thế giới của âm dương giao hòa, chuyển hóa cho nhau, thế giới giữa hai mặt đối lập tồn tại và bổ xung cho nhau nên khi nắm bắt được chuyển động đó người xưa đã lập ra mô hình trạng thái không gian gọi là âm, dương (lưỡng nghi). Âm, dương vận động sinh ra bốn khí gọi là tứ tượng, lại tiếp tục vận động thành ra bát quái.
 
image.png
 
 Best The Sac GIFs | GfycatTranh TAM TÀI  THIÊN - ĐỊA - NHÂN (có kính)            
 Best The Sac GIFs | GfycatChất liệu giấy in, 3 đồng tiền cổ thời Bắc Tống, 3 viên đá gốc Thạch anh, viền tam giác dát vàng
 Best The Sac GIFs | GfycatKích thước: 43cm x 34cm  

 Best The Sac GIFs | GfycatGiá: 850 k