Hỗ trợ trực tuyến

Quảng Cáo

Thống kê

Giải trí

[giaitri]

TIN PHONG THỦY

Từ trường của trái đất

Độ từ thiên là góc tạo thành (δ) giữa hướng bắc thực (bắc địa lý) và hướng bắc từ (là hướng chỉ phương bắc của kim la bàn) hay góc tạo thành giữa kinh tuyến địa lí (phương bắc nam) và kinh tuyến từ tại điểm đã cho trên mặt đất. Giá trị này sẽ dương khi bắc từ nằm về phía đông của bắc thực và ngược lại. Ví dụ, ở Việt Nam, độ từ thiên biến đổi từ –1⁰ ở Cao Bằng đến 0⁰ ở Đà Nẵng và đạt +1⁰ tại Cà Mau.

1. Từ trường của quả đất:

a. Quả đất là một NC khổng lồ nhưng từ trường khá yếu: B=0,5 Gauss= 0,00005 Tesla.

 

b. Nguồn gốc: 

  • Cấu tạo của trái đất gồm:
    • Vỏ đá silic hóa từ mặt đất (0 km) đến độ sâu 2900km
    • Lõi cứng ở tâm, bán kính cỡ 1300km.
    • Nhân: nằm giữa lõi là sắt nóng chảy. Có độ sâu 2900 km đến độ sâu 5100km. 
    • Nhân có thể chia 2 phần:
      • Phần ngoài là một chất dẫn điện rất tốt, nhiệt độ tới 3000 độ C và áp suất hơn một triệu atmosphere. 
      • Phần trong có áp suất vào khoảng > 3 triệu atmosphere khiến cho lõi trở thành cực kỳ cứng. 
  • Sự truyền tải nhiệt trong nhân lỏng thực hiện bằng đối lưu: Vật chất nóng chuyển lên trên mặt, vật chất lạnh chuyển xuống dưới sâu.Nguồn gốc của từ trường gắn liền với chuyển động đối lưu của chất lỏng dẫn điện này. 
  • Hoạt động đối lưu không có sự tham gia của các hiện tượng bên ngoài.

2. Độ từ thiên:

  • Kinh tuyến từ là các đường sức từ của trái đất vẽ trên mặt đất.
  • Độ từ thiên là góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lý.  
  • Kí hiệu là D. 
Thí dụ: Ở Vinh D= -0 độ 12 phút  ; Cao Bằng: D=-0 độ 37 phút
  • Ở  Việt Nam, độ từ thiên biến đổi từ –1⁰ ở Cao Bằng đến 0⁰ ở Đà Nẵng và đạt +1⁰ tại Cà Mau.

2. Độ từ khuynh:

  • Độ từ khuynh là góc hợp bởi vector từ trường trái đất với mặt phẳng ngang.
  • Độ từ khuynh ở 2 cực là max 90 độ.
  • Kí hiệu I: 
Thí dụ: Cà Mau I=0; Quảng trị  I=+18 độ 22 phút.

3. Các cực của trái đất:

  • Cực địa lý và cực từ không trùng nhau và ngược nhau.

 
  • Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. 
    • Cực từ Bắc có toạ độ 70° vĩ Bắc Và 96° kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. 
    • Cực từ Nam có toạ độ 73° vĩ Nam và 156° kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. 
    • Trục từ trường tạo với trục trái đất một góc 11°. 
  • Cực từ có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ. Do đó, bản đồ địa từ được cập nhật 5 năm một lần. 

4. Bão từ:

  • Bão từ là những dòng điện tích ( plasma) từ mặt trời phát tán đến quả đất ( và các hành tinh trong hệ mặt trời)  làm biến đổi từ trường của quả đất.
  • Nguyên nhân: Bão từ hình thành từ các vụ bùng nổ ở mặt trời.
  • Cách nhận biết: Khi các yếu tố của từ trường Trái Đất (cảm ứng từ, độ từ thiên, độ từ khuynh…) biến đổi bát thường và xảy ra cùng một lúc trên toàn cầu.
  • Mức độ (theo thời gian): Bão từ mạnh, bão từ yếu.
  • Hậu quả:  Bão từ ảnh hưởng đến:
    • Sức khỏe con người.
    • Truyền tải điện.
    • Thông tin  vô tuyến trên hành tinh.
    • Điều khiển các hoạt động ngoài quả đất.


Các tin khác